PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Chải chuốt lông & Ký sinh trùng

Giun chó: Triệu chứng và cách chữa trị

Symptoms & Treatment for Various Types of Worms in Dogs

Giun chó là gì?

Nếu bạn đang nuôi chó cưng tại nhà, bạn cần hết sức lưu ý về bệnh giun chó và tác hại của chúng đối với sức khỏe của chó. Giun chó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn đường ruột ở chó. Các loại giun ở chó trú ngụ trong ruột và hút máu hoặc thức ăn của chó để tồn tại. Giun chó nghe có vẻ không nghiêm trọng nhưng lại khiến chó cực kỳ khó chịu. Giun tròn, giun tóc, giun móc và sán dây là những loại giun sán có thể gây bệnh cho chó.

Chó nhiễm giun sán do đâu?

Nếu bạn đang thắc mắc chó nhiễm giun sán do đâu, câu trả lời có ngay dưới đây. Một số lý do phổ biến nhất khiến chó bị giun sán bao gồm:

  • Bọ chét:

    Nếu chó ăn phải một con ruồi bị nhiễm bệnh trong khi đang tự chải lông thì rất có thể chó đã nuốt phải ký sinh trùng sán dây. 
  • Trứng giun hoặc ấu trùng:

    Nếu chó nghịch đất nhiễm bẩn, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể chó và khiến chó bị nhiễm giun. Đất nhiễm bẩn là nơi trú ngụ của giun tròn, giun móc và giun tóc dưới dạng ấu trùng. Sau khi chó nuốt vào bụng, những ký sinh trùng này sẽ phát triển thành giun sán và trú ngụ trong ruột, gây vấn đề cho chó. 
  • Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh khác:

    Nếu chó của bạn cắn hoặc ăn một loài gặm nhấm bị nhiễm giun, thì khả năng cao là chó cũng đã ăn phải giun. Cả giun tròn, giun móc, sán dây và giun tóc đều có thể xâm nhập vào cơ thể chó theo cách này. 
  • Từ chó mẹ:

    Chó mẹ có thể truyền giun tròn và giun móc cho chó con trong bụng qua tử cung hoặc trong thời gian cho chó con bú. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chó bị giun sán. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y về việc tẩy giun cho chó con.

Tác hại của giun chó:

Thông thường, giun chó có thể gây ra nhiều thay đổi về sức khỏe và ngoại hình của chó. Bạn nên để ý các vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chó bị giun như: tiêu chảy đôi khi có lẫn máu hoặc chất nhầy; vẻ ngoài không khỏe mạnh, hoặc bụng đầy hơi; chất nôn có lẫn giun trưởng thành; sụt cân bất thường; lông bị khô; mài mông quá nhiều.

Các loại giun sán ở chó và dấu hiệu chó bị giun sán

Làm thế nào để nhận biết chó có bị nhiễm giun sán chó hay không và triệu chứng chó bị giun sán như thế nào? Mỗi loại giun lại biểu hiện triệu chứng theo những cách khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu giúp phát hiện chó bị giun:

  • Giun tròn:

    Giun tròn có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong phân của chó. Thậm chí đôi khi chó có thể ho ra một con giun hoặc một đám giun. Tiêu chảy, lông xỉn màu, sụt cân, lờ đờ và bụng phệ là một số triệu chứng rõ ràng cho thấy chó của bạn bị nhiễm giun tròn.
     
  • Giun tóc:

    Giun tóc nhỏ hơn giun tròn nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong phân của chó. Giun tóc gây sụt cân lâu ngày và một trong những dấu hiệu chính của giun tóc là phân có lẫn máu và/hoặc có lớp chất nhầy nhìn thấy được phủ trên phân.
     
  • Giun móc:

    Giun móc trưởng thành hoàn toàn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các triệu chứng của chó bị giun móc là phân có lẫn máu, lờ đờ, thiếu máu và suy nhược.
     
  • Sán dây:

    Bạn có thể dễ dàng xác định sán dây vì chúng trông giống như hạt gạo trong phân chó. Nếu chó cứ mài mông không kiểm soát, có biểu hiện ngứa ngáy và cắn vào mông, rất có thể chó đã bị nhiễm sán dây.

Các biện pháp điều trị, phòng ngừa tái nhiễm giun

Sau khi các xét nghiệm do bác sĩ thú y chỉ định xác định được loại giun mà chó bị nhiễm, bác sĩ cũng sẽ đưa ra kế hoạch điều trị để tẩy giun cho chó. Các phương pháp điều trị có thể ở dạng thuốc tẩy giun tại chỗ, thuốc tiêm hoặc thuốc tẩy giun dùng đường uống sẽ làm bất hoạt và giết chết giun trong cơ thể chó. Bác sĩ cũng có thể bắt đầu cho chó dùng thuốc ngừa bọ chét đường uống và thuốc bôi tại chỗ hàng tháng vì sán dây có thể tái phát nếu môi trường sống của chó có bọ chét. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giun phổ biến ở chó:

  • Thuốc uống tẩy giun:

    Loại thuốc này sẽ được cho chó dùng bằng đường uống. Nếu nhiễm giun nhiều, thuốc uống tẩy giun có thể có tác dụng phụ là nôn mửa, tiêu chảy nhẹ và chán ăn tạm thời.
     
  • Phương pháp điều trị tại chỗ:

    Phương pháp này nhằm tiêu diệt bọ chét bám trên lông chó.
     
  • Thuốc tẩy giun dạng tiêm:

    Praziquantel là một ví dụ về thuốc tẩy giun dạng tiêm dùng một liều duy nhất để điều trị sán dây. Loại thuốc này làm giun tê liệt và rơi ra khỏi thành ruột, sau đó sẽ được thải ra ngoài theo đường phân. Thuốc tẩy giun dạng tiêm có thể gây ra tác dụng phụ như phản ứng tại vị trí tiêm, đau, sưng và viêm nhẹ.

Ảnh hưởng của bệnh giun chó đối với con người

Có thể bạn đang thắc mắc liệu giun chó có gây nguy hiểm cho người hay không vì chó bị nhiễm giun ở chung nhà với chủ. Giun chó, ví dụ như giun tròn, là một mối nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em và thậm chí cả người lớn. Nếu bạn tiếp xúc với phân của một con chó bị nhiễm giun, bạn cũng có thể bị nhiễm giun. Do đó, không nên đưa trẻ em đến gần nơi chó bị nhiễm giun đi đại tiện. Người dọn phân chó cũng cần rửa tay kỹ ngay lập tức. 

Tuy nhiện, bạn sẽ không bị nhiễm giun khi chó ngủ trên giường của bạn hoặc thậm chí liếm láp bạn. Bệnh giun chó chỉ lây truyền nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với trứng giun hoặc giun non.

Lời khuyên cho người nuôi chó

  • Giun sán, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, nếu bạn quan sát thấy chó đại tiện ra phân có máu hoặc lờ đờ vô cớ, tốt nhất bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra xem có phải do giun sán hay không.
     
  • Nếu chó bị nhiễm giun, bạn cần cho chó uống thuốc kịp thời. Và phải lưu ý dọn sạch nơi chó đi đại tiện. Việc làm này sẽ ngăn ngừa trứng giun lan ra khắp nhà và tiếp xúc với mọi người trong nhà.
     
  • Bạn cũng có thể bắt đầu tẩy giun cho chó con khi chó được sáu tháng tuổi, theo tư vấn từ bác sĩ thú y.

Câu hỏi thường gặp về chó bị giun sán:

Dấu hiệu chó bị giun sán?

Một trong những biểu hiện chó bị giun sán dễ nhận biết nhất là tình trạng lờ đờ và phân lẫn máu. Nếu bạn nhận thấy chú chó vốn dĩ thường ngày rất hoạt bát đột nhiên không muốn đi dạo, tỏ ra mệt mỏi, và đi đại tiện ra phân lẫn máu hoặc chất nhầy, hãy nhanh chóng đưa chó đi khám bác sĩ.

Cách điều trị giun sán chó?

Tẩy giun cho chó tại nhà có được không?

Tôi có thể bị lây giun sán từ chó không?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®

Close popup