Tìm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của chó cưng
Rận tai, tên khoa học là Otodectes Cynotis, là loài ký sinh trùng nhỏ, và rất dễ lây lan, thường gây bệnh ở chó mèo. Là người nuôi chó, việc am hiểu về vòng đời của rận tai cũng như các triệu chứng, nguyên nhân và các cách trị ve chó trong lỗ tai chó là điều cần thiết để giúp cho chó cưng luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rận tai là gì, rận tai ảnh hưởng đến chó như thế nào và cách điều trị và phòng ngừa rận tai ở chó.
Ngoài các vấn đề thường gặp như bọ chét hay ve chó trong lỗ tai, chó cũng có thể bị rận tai. Rận tai là loài rận bề mặt gây bệnh cho nhiều loại động vật, bao gồm chó, mèo, thỏ và chồn sương. Chúng thường sống trong ống tai hoặc trên bề mặt da và rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với con vật bị nhiễm bệnh. Những sinh vật nhỏ bé này ăn ráy tai và dầu trên da để sống, gây viêm nhiễm và khó chịu cho vật chủ. Vòng đời của rận tai bắt đầu từ giai đoạn trứng, mất khoảng ba tuần để trứng phát triển thành rận trưởng thành, rận trưởng thành có thể sống được khoảng hai tháng.
Chó bị rận tai có thể biểu hiện một loạt các triệu chứng khá giống với khi chó bị ve lỗ tai, ví dụ như:
Những triệu chứng này có thể gây đau đớn, khó chịu cho chó và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm và thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn ống tai và màng nhĩ.
Chó ở mọi độ tuổi đều có thể bị rận tai. Nguyên nhân chính khiến chó bị rận tai là do tiếp xúc với con vật bị nhiễm bệnh. Môi trường sống chật chội, như những căn nhà trú ẩn, hay hộ gia đình có nhiều vật nuôi thường làm tăng nguy cơ lây nhiễm rận tai từ con vật này sang con vật khác.
Bác sĩ thú y chẩn đoán rận tai chó qua một số dấu hiệu lâm sàng, soi tai và phân tích dịch tai dưới kính hiển vi. Phương pháp soi tai cho phép bác sĩ quan sát bên trong ống tai, còn kiểm tra dịch tai dưới kính hiển vi có thể giúp phát hiện rận hoặc trứng rận. Bác sĩ có thể lấy dịch tai, và trong một số trường hợp, có thể tiến hành xét nghiệm tế bào tai hoặc cạo da để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra các triệu chứng ở chó.
Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng con người có thể bị phát ban ngứa thoáng qua do bị lây rận tai chó. Rận thường không sống cũng không sinh sản được trên da người, do đó tình trạng này sẽ tự giới hạn. Để giải quyết vấn đề triệt để cần trị rận cho chó, cũng như bất kỳ loại ký sinh trùng nào khác như ve trong lỗ tai chó hay bọ chét ở chó.
Cũng giống như cách trị ve chó trong lỗ tai, để điều trị ve trong lỗ tai chó cần kết hợp giữa làm sạch tai chó và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thú y.
Tất cả vật nuôi trong nhà phải được điều trị đồng thời để tránh tái nhiễm. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có chẩn đoán chính xác và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp thay vì sử dụng các liệu pháp tại nhà, có thể gây hại cho chó. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các chất như tinh dầu tràm trà hay hydro peroxide như những cách trị ve chó trong lỗ tai chó khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Sau khi điều trị rận tai, các triệu chứng thường thuyên giảm và chó cưng của bạn sẽ trở lại trạng thái vui vẻ thường ngày. Điều quan trọng là làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y và hoàn thành liệu trình điều trị, ngay cả khi các triệu chứng dường như đã khỏi, để đảm bảo loại bỏ toàn bộ rận và ngăn ngừa tái nhiễm.
Sau liệu trình điều trị đầu tiên, bác sĩ có thể cần khám lại cho chó để đảm bảo toàn bộ rận đã được loại bỏ và có thể đề xuất tái khám theo dõi hoặc điều trị bổ sung nếu cần. Tuy nhiên, chó bị rận nặng hoặc tái nhiễm có thể cần được chăm sóc đặc biệt, bao gồm cả việc dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm rận tai ở chó, cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:
Rận tai ở chó có thể gây khó chịu và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. Do đó, điều quan trọng là bạn phải thực hành các biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời, luôn cảnh giác trước các dấu hiệu và triệu chứng của rận tai ở chó, và sớm đưa chó đi khám bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Rận tai có thể sống khoảng hai tháng trên cơ thể chó, nhưng thời gian nhiễm bệnh có thể kéo dài hơn nếu không được điều trị. Việc điều trị thường mất vài tuần, tùy thuộc vào độ nặng và phương pháp điều trị rận tai mà bạn lựa chọn. Kiểm tra định kỳ kết hợp với các biện pháp phòng ngừa có thể giúp tránh tái phát rận tai ở chó.
Điều trị rận tai chó tại nhà không phải là hình thức được khuyến khích vì một số liệu pháp tại nhà hoặc sản phẩm không kê đơn có thể không hiệu quả hoặc thậm chí gây hại cho chó. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thích hợp để điều trị an toàn và hiệu quả rận tai chó.
Nếu không được điều trị, rận tai có thể gây khó chịu đáng kể và dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, tổn thương da và tổn thương vĩnh viễn ống tai cũng như màng nhĩ. Điều trị kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa các triệu chứng diễn biến nặng và đảm bảo sức khỏe cho chó cưng khi chó bị ve lỗ tai.
Ve chó trong lỗ tai không cắn chó theo nghĩa cắn thông thường, nhưng chúng ăn ráy tai và dầu trên da chó, gây viêm và kích ứng. Cảm giác khó chịu theo sau đó có thể khiến chó cào gãi thường xuyên, dẫn đến tổn thương da, rụng lông và tụ máu tai.
Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí
Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®
Mua trực tuyến
Nhấp để mua từ bất kỳ nhà bán lẻ nào bên dưới