PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Chăm sóc y tế

Chăm sóc sức khỏe chó cưng

First Aid for your pet

Khi nói đến điều trị y tế, vài giây và vài phút đôi khi có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với khả năng hồi phục. Bạn nên dành một vài phút để tìm hiểu về cách sơ cứu cho chó cưng. Trong trường hợp khẩn cấp, trước tiên phải liên hệ với bác sĩ thú y.

Sơ cứu là gì?

Sơ cứu cho chó cưng là phương án điều trị đầu tiên cho chó cưng trong trường hợp cấp cứu y tế. Mục đích chính của việc sơ cứu khẩn cấp cho chó cưng là để giảm bớt sự đau đớn và cứu sống chó cưng cho đến khi có thêm trợ giúp hoặc bạn đưa được chó cưng đến gặp bác sĩ thú y. Bằng việc sơ cứu, bạn sẽ giúp chó cưng khi bị thương tránh khỏi bất kỳ mối đe dọa tức thì nào và giảm thiểu rủi ro xảy ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như thương tật vĩnh viễn.

Làm thế nào để xử lý một tình huống khẩn cấp?

Trong trường hợp chó cưng gặp trường hợp khẩn cấp về y tế, hãy nhớ những điều sau:

  1. Cố gắng không hoảng loạn. Giữ bình tĩnh và tiến hành sơ cứu khẩn cấp cho chó cưng. Sau đó, cẩn thận kiểm tra xem có mối đe dọa tiềm ẩn nào nữa đối với chó cưng hay không.
  2. Trừ khi chó cưng bị say nắng, hãy giữ ấm cho bé. Ngoài ra, hãy cố gắng hạn chế cử động của chó cưng, đặc biệt nếu bé đang bị gãy xương hoặc có các triệu chứng chấn thương.
  3. Tiếp đến, liên hệ với bác sĩ thú y và thông báo cho bác sĩ về tình hình chi tiết của chó cưng. Bác sĩ thú y cũng sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu bổ sung mà chú chó cần, nếu có.
  4. Tìm một người giúp đỡ bạn để có thể di chuyển chó cưng lên cáng một cách an toàn (làm một chiếc cáng tạm thời nếu cần) hoặc đặt bé vào lồng vận chuyển chó (mà không dùng lực để đưa chó cưng vào lồng). Bạn cũng có thể đặt chó cưng lên một chiếc chăn trước khi đặt bé lên cáng để tăng thêm độ an toàn.
  5. Di chuyển đến bệnh viện thú y gần nhất.

Nhận biết các dấu hiệu quan trọng của chó cưng

  • Thân nhiệt bình thường: 101°–102.5°F (38,3 - 39,1 độ C) 
  • Nhịp tim bình thường: 70–160 nhịp/phút 
  • Nhịp thở bình thường: 10–30 nhịp/phút 

Khi đánh giá các dấu hiệu sinh tồn:

  • Không nên mặc định là chó cưng sẽ không cắn.
  • Đo thân nhiệt cho chó cưng qua trực tràng.
  • Kiểm tra nhịp tim bằng cách đặt tay lên ngực ngay phía sau khuỷu chân trước của chó cưng.
  • Đo nhịp thở bằng cách quan sát hai bên thân của chó cưng hoặc bằng cách làm ướt một ngón tay và đưa trước mũi của chó cưng.
  • Đo cả hai loại nhịp trong 15 giây và nhân với 4 để có kết quả số nhịp trên một phút.
  • Dưới đây là cách xử lý các trường hợp khẩn cấp bằng sơ cứu:

Sốc là gì?

Sốc là phản ứng của cơ thể chó trước một tình trạng bệnh lý bất thường, khiến huyết áp giảm đột ngột, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các cơ quan quan trọng của chúng. Nói một cách đơn giản hơn, đó là khi mức độ lưu thông máu của chó đột ngột giảm xuống. Sốc có thể gây ra do chấn thương, mất máu, phản ứng dị ứng (có thể xảy ra do một số loại thức ăn hoặc côn trùng cắn), sốc thần kinh, hóc dị vật, nôn mửa và tiêu chảy hoặc suy tim. Bất kể nguyên nhân là gì, điều quan trọng cần lưu ý là sốc có thể gây tử vong cho chó cưng. Vì vậy, khi nhận thấy chó cưng có dấu hiệu bị sốc, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Các dấu hiệu sốc ở chó là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu ban đầu của sốc mà bạn nên chú ý ở chó cưng:

  • Nướu đột nhiên chuyển sang màu đỏ tươi.
  • Thở nhanh, mạch và nhịp tim tăng cao.
  • Lo lắng và có những hành động thể hiện sự khó chịu.
  • Thậm chí có thể thở nông.

Một số dấu hiệu về sau của sốc ở chó cưng có thể là:

  • Nướu, môi và mí mắt nhợt nhạt hoặc có màu xanh.
  • Mạch cực kỳ yếu và/hoặc khó xác định.
  • Trở nên yếu ớt và kiệt sức.
  • Da và miệng trở nên lạnh bất thường.
  • Nhiệt độ trực tràng bất thường (đột ngột giảm hoặc tăng).
  • Mắt mất phương hướng và đồng tử giãn ra.

Phải làm gì nếu chó cưng có dấu hiệu bị sốc?

Trong trường hợp chó cưng có một hoặc nhiều dấu hiệu bị sốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y và cho họ biết về tình hình cụ thể. Trong thời gian di chuyển chó cưng đến bác sĩ thú y hoặc cho đến khi có sự trợ giúp y tế, hãy thực hiện các bước sau:

  • Dùng một chiếc chăn quấn quanh người chó cưng để giữ cho bé không bị mất nhiệt.
  • Hạn chế cử động của chó cưng để tránh các chấn thương về mặt vật lý.
  • Nếu có bất kỳ vết thương hở nào, hãy tiến hành sơ cứu cho chó cưng. Nếu chó cưng bị mất nhiều máu, hãy cố gắng cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương.
  • Đảm bảo đường thở của chó cưng được thông thoáng và bé đang thở đúng cách.
  • Cố gắng giữ bình tĩnh và giữ cho chó cưng cũng bình tĩnh cho đến khi bạn đưa bé đến được bác sĩ thú y.

Co giật

  • Nguyên nhân:

Nếu chó cưng thường xuyên bị co giật, đó là do sự rối loạn điện đột ngột không kiểm soát được trong não của bé. Khi chó cưng bị co giật, bạn sẽ thấy các biểu hiện như bé chạy thành vòng tròn, run rẩy không kiểm soát, co giật, chảy nước dãi, cắn, tiểu tiện hoặc bài tiết không kiểm soát hoặc bất tỉnh. Chó cưng có thể không nhận thức đầy đủ về môi trường xung quanh hoặc không nhận ra bạn là ai, bé có thể bị choáng váng, bối rối hoặc đứng không vững. Các cơn co giật ở chó có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Nguyên nhân gây co giật ở chó bao gồm:

  • Chấn thương ở đầu
  • Đột quỵ
  • Ung thư não
  • Thiếu máu
  • Mất cân bằng đường huyết
  • Vấn đề điện giải
  • Viêm não
  • Các bệnh về thận
  • Ngộ độc

Phải làm gì khi chó cưng bị co giật?

Nếu chó cưng đang bị co giật, bạn hoàn toàn có thể cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ giữ bình tĩnh. Chỉ khi bạn giữ được bình tĩnh, bạn mới có thể trợ giúp phù hợp cho chó cưng và giúp bé tránh khỏi bất kỳ thương tích thể chất nào khi đang bị co giật. Nếu chó cưng bị co giật, hãy làm theo các bước sau:

  • Bảo vệ chó cưng tránh xa bất cứ thứ gì có thể gây hại cho bé (góc nhọn của đồ đạc, cầu thang…).
  • Trong cơn co giật, chó cưng có thể mất kiểm soát và cắn bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tránh xa miệng của chó cưng.
  • Kiểm tra thời gian cơ co giật vì việc nắm được khi nào cơn co giật của chó cưng bắt đầu và thời gian kéo dài bao lâu là thông tin quan trọng để bạn cung cấp cho bác sĩ thú y.
  • Cơn co giật kéo dài có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của chó cưng. Trong trường hợp này, hãy làm mát cho chó cưng bằng cách bật quạt và dội nước lạnh lên chân bé.
  • Liên hệ với bác sĩ thú y và bắt đầu điều trị cần thiết càng sớm càng tốt.

Chảy máu

  • Nguyên nhân:

Tai nạn xe, đánh nhau với vật nuôi khác, ngã, đông máu, vết thương nặng.

  • Phải làm gì khi chó cưng bị chảy máu:

Chảy máu động mạch là một tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Máu động mạch có màu đỏ tươi, chảy thành tia, khó cầm, và cần được bác sĩ thú y cấp cứu ngay lập tức.

Đối với chảy máu ngoài da, hãy đặt một miếng vải sạch hoặc gạc vô trùng lên vị trí bị thương. Tiếp đó dùng lực trực tiếp ấn lên miếng vải hoặc gạc trong ít nhất 5–7 phút. Sau đó hãy đưa chó cưng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Nôn mửa

  • Nguyên nhân:

Ngộ độc, chấn thương vùng bụng, say tàu xe, bệnh tật, ăn quá nhiều, sợ hãi, chấn thương sọ não, ký sinh trùng.

  • Phải làm gì khi chó cưng bị nôn mửa:

Kiểm tra xem chất nôn có máu hoặc các dấu hiệu khác hay không, và đem mẫu chất nôn đến bác sĩ thú y để đánh giá. Mang mẫu nghi ngờ có chất độc (tốt nhất là trong bao bì gốc) đến bác sĩ thú y. Không cho chó cưng ăn và uống cho đến khi bác sĩ thú y kiểm tra.

Sốc nhiệt

  • Nguyên nhân:

Quá nóng và/hoặc thiếu bóng râm, vận động quá nhiều, thiếu nước (Lưu ý: Các giống chó khác nhau có thể có khả năng chịu nhiệt khác nhau).

  • Phải làm gì khi chó cưng bị sốc nhiệt:

Đưa chó cưng đến một khu vực mát mẻ, có bóng râm. Tắm cho chó cưng ngay bằng nước ấm (không tắm nước lạnh). Luôn giám sát chó cưng và theo dõi thân nhiệt của chó cưng đo tại trực tràng. Lau khô cơ thể cho chó cưng khi thân nhiệt giảm xuống 39,4°C (103°F). Hạ nhiệt quá mức có thể gây nguy hiểm cho chó cưng. Đưa chó cưng đến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu thân nhiệt của chó cưng từ 104°F (40°C) trở lên.

Đi khập khiễng

  • Nguyên nhân:

Gãy chân hoặc ngón chân, viêm khớp, chấn thương bàn chân, trật khớp, bong gân, đau cơ hoặc có hạt cỏ mắc giữa các ngón chân.

  • Phải làm gì khi chó cưng bị đi khập khiễng:

Nếu bạn nghi ngờ chó cưng bị gãy xương, hãy nhẹ nhàng cố định chân của chó cưng trước khi đưa bé đến bác sĩ thú y.  Che vết thương bằng vải sạch.

  • Ong thường hay ong bắp cày đốt

Nếu bị ong thường đốt, hãy thoa hỗn hợp muối nở (baking soda) và nước lên vết đốt.  Nếu bị ong bắp cày đốt, hãy thoa giấm hoặc nước cốt chanh lên vết đốt.  Đồng thời chườm lạnh và sau đó bôi các loại kem như kem dưỡng da calamine hoặc kháng histamine.  Nếu vết đốt sưng to hoặc chó cưng bị khó thở nghiêm trọng, ngay lập tức gọi bác sĩ thú y.

Hóc dị vật

  • Nguyên nhân:

Dị vật mắc kẹt trong cổ họng, khí quản hoặc răng; hoặc dị ứng.

  • Phải làm gì khi chó cưng bị hóc dị vật:

Nhẹ nhàng và cẩn thận kéo lưỡi chó cưng về phía trước và kiểm tra miệng và cổ họng. Cẩn thận không để chó cưng cắn bạn. Dừng kiểm tra nếu như chó cưng không hợp tác. Nếu bạn nhìn thấy dị vật, hãy giữ cho miệng chó cưng mở và cố gắng lấy dị vật ra bằng tay hoặc bằng nhíp hoặc kìm nhỏ. Cẩn thận tránh đẩy dị vật vào sâu hơn trong cổ họng. Hãy dừng lại nếu chó cưng không hợp tác và ngay lập tức đưa đến khám bác sĩ thú y. Nếu chó cưng ngưng thở, cần hồi sức tim phổi.

Bất tỉnh

  • Nguyên nhân: 

Đuối nước, điện giật, chấn thương, uống thuốc.

  • Phải làm gì khi chó cưng bị bất tỉnh:

Trong trường hợp bị chó cưng bị đuối nước, hãy loại bỏ chất lỏng trong phổi của chó cưng bằng cách nâng chân sau lên cao qua đầu và ép chặt ngực chó cưng cho đến khi chất lỏng chảy ra hết. Trong trường hợp bị điện giật, KHÔNG chạm vào vật nuôi cho đến khi vật nuôi không còn tiếp xúc với nguồn điện. Nếu có dị vật chặn khí quản của chó cưng, bạn cần nhẹ nhàng lấy ra. Xem phần 'Hóc dị vật' ở trên. Đưa chó cưng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Nếu chó cưng không thở và không có nhịp tim, cần sơ cứu hồi sức tim phổi.

  • Hồi sức tim phổi

Nếu có thể, hãy nhờ ai đó đưa bạn và chó cưng đến bác sĩ thú y trong khi bạn sơ cứu hồi sức tim phổi cho bé như mô tả bên dưới.  Đặt chó nằm nghiêng một bên và lấy bất kỳ dị vật nào có trong khí quản: mở miệng, kéo lưỡi về phía trước, mở rộng cổ và dùng ngón tay kiểm tra miệng chó cưng.  Cần cẩn thận để đảm bảo bạn không bị chó cưng cắn.  Nếu khí quản và miệng thông thoáng, hãy mở rộng cổ, kéo lưỡi chó cưng ra khỏi miệng và khép hai hàm của chó cưng lại.  Trong khi giữ hai hàm của chó cưng khép, thổi vào cả hai lỗ mũi của chó cưng 5 đến 6 nhịp. Nếu không có phản ứng, tiếp tục hô hấp nhân tạo.

Hô hấp nhân tạo

  • Với chó trên 25 kg (60 lbs) = 12 nhịp/phút
  • Với chó trên 25 kg (60 lbs) = 12 nhịp/phút
  • Với chó từ 0,5 - 5kg (1–10 lbs) = 30+ nhịp/phút
  • Nếu không có nhịp tim, bắt đầu ép ngực.  Dùng một tay ấn ngực chó cưng xuống khoảng 4 cm đến 7,9 cm (1,5 đến 3 inch) ở vị trí bên ngực bất kỳ ngay sau khuỷu chân trước của chó cưng. Tiếp tục hô hấp nhân tạo.

Ép ngực

  • Với chó trên 25 kg (60 lbs) = 60 lần/phút
  • Với chó từ 0,5 - 5kg (11–60 lbs) = 80–100 lần/phút
  • Với chó từ 0,5 - 5kg (5–10 lbs) = 120–140 lần/phút
  • Nếu chó cưng nặng từ 2 kg (5 lbs) trở xuống, đặt tay quanh lồng ngực bé và tiến hành xoa bóp tim.

Mẹo xử lý và vận chuyển chó cưng

Đừng cố gắng an ủi khi chó cưng bị thương bằng cách ôm bé và đừng bao giờ để mặt bạn sát đầu của chó cưng. Nếu cần, hãy buộc mồm bé bằng gạc, dải khăn mềm hoặc bít tất. Đừng cố nâng hoặc kéo chó cưng nếu chú chó của bạn to lớn và đang bị thương. Thay vào đó, hãy ứng biến bằng cách làm một chiếc cáng bằng ván, thảm trải sàn, chăn hoặc xe trượt băng của trẻ em, v.v. Trước khi vận chuyển chó cưng cần cố gắng cố định vị trí chấn thương. Bạn có thể dùng các cuốn tạp chí hoặc báo để làm nẹp cố định. Dùng bông gạc độn vào các nẹp và đệm lót cho chân, hoặc có thể dùng gối, chăn, khăn tắm, v.v.

Những dụng cụ hữu ích cần có

  • Băng gạc, cuộn gạc, bông cuộn và băng chun tự dính dành cho thú y
  • Kem dưỡng da calamine và sáp dầu khoáng
  • Nhiệt kế
  • Kéo nhỏ chuyên dụng (để cắt băng hoặc lông mèo tại vị trí vết thương)
  • Nhíp và kìm
  • Thuốc mỡ kháng sinh và dung dịch sát khuẩn
  • Chăn, khăn tắm và gối dự phòng
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Tất ống (để dùng cho chó cưng nếu bị thương ở chân)
  • Dụng cụ hỗ trợ vận chuyển như túi và lồng vận chuyển thú cưng. Xe trượt băng bằng nhựa của trẻ em hoặc miếng ván phẳng có thể được sử dụng để vận chuyển chó có kích thước lớn hơn.
  • Tăm bông
  • Một số điều quan trọng cần nhớ:
  • Sơ cứu thường chỉ có vậy, việc sơ cứu cần thực hiện trước khi đưa chó cưng bị thương đến bác sĩ thú y để được điều trị chuyên sâu hơn. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên in các thông tin này ra và mang theo bên mình. Cẩn tắc vô áy náy.

Câu hỏi thường gặp về Sơ cứu cho chó cưng

Sơ cứu cho chó cưng như thế nào?

Trước hết, hãy bình tĩnh và cố gắng giữ cho chó cưng bình tĩnh. Nếu chó cưng có vết thương hở, hãy rửa sạch vết thương bằng nước ấm sạch và dùng khăn ẩm sạch che vết thương. Nếu chó cưng bị mất nhiều máu, hãy ấn chặt vào vết thương. Trừ khi chó cưng bị say nắng, hãy quấn một chiếc chăn quanh người bé và hạn chế cho bé cử động. Nhẹ nhành đặt chó cưng vào trong một chiếc lồng vận chuyển hoặc cáng và đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Cách sơ cứu khi chó cưng bị ngộ độc?

Bộ dụng cụ sơ cứu cho chó cưng gồm những gì?

Làm cách nào để biết chó cưng bị thương nghiêm trọng hay không?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®

Close popup