PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Sức khỏe của chó cưng

Chó bị nôn - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chó bị nôn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lý do khiến chó hay bị nôn

Bất kỳ ai khi nuôi chó cũng đều muốn bảo vệ người bạn nhỏ của mình khỏi ốm đau, bệnh tật, mà một trong những tình trạng thường gặp nhất chính là chó bị nôn hay còn gọi là chó ói. Nếu thấy chó ói hay buồn nôn, hãy cố gắng nhớ lại xem bạn đã cho chó ăn gì trước đó. Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát màu sắc của bãi nôn, tần suất và thời điểm chó nôn. Vì những thông tin này sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị. Một số lý do khiến chó ói bao gồm nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc, thay đổi chế độ ăn đột ngột, nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn.

Những kiểu nôn ở chó và diễn giải từng kiểu nôn

Có ba kiểu nôn ở chó mà bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng cách quan sát bãi nôn. Dưới đây là những kiểu bãi nôn với các đặc điểm nhận biết điển hình.

Chất nôn dạng hạt mịn

Chất nôn lổn nhổn

Chất nôn dạng lỏng

Hầu hết đều liên quan đến thức ăn

Hầu hết đều liên quan đến thức ăn

Không liên quan đến thức ăn

Sền sệt

Có lẫn mẩu thức ăn

Có thể có bọt, nhớt

Hạt mịn như cà phê xay

Thức ăn chưa tiêu hóa 

Có thể có màu vàng hoặc trong suốt  

Đôi khi có thể lẫn máu

Nôn ngay sau ăn

Thường bị nhầm lẫn với ho cũi chó

Có lẫn thức ăn đang tiêu hóa dở

Nôn khi chó ăn quá nhanh hoặc chạy ngay sau ăn

 

Các bệnh lý liên quan đến nôn

Chó bị nôn có thể là dấu hiệu của một bệnh nền nghiêm trọng. Do đó, bạn cần lưu ý trao đổi với bác sĩ thú y nếu quan sát thấy các triệu chứng như:

  • Yếu
  • Đau bụng 
  • Sốt
  • Ủ rũ 
  • Sụt cân
  • Mất nước 
  • Nôn ra máu

Nguyên nhân thường gặp khiến chó hay bị nôn

Có thể có rất nhiều lý do khiến chó cưng của bạn bị nôn. Đôi khi có thể là do nhiễm trùng bên trong cơ thể hoặc do các yếu tố bên ngoài. Dưới đây là một số lý do thường gặp khiến chó hay bị nôn:

  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột
  • Táo bón
  • Uống phải nước bị ô nhiễm
  • Dị ứng thực phẩm
  • Ăn phải thực phẩm hư hỏng
  • Ký sinh trùng đường ruột
  • Say xe
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi-rút

Chẩn đoán và điều trị

Đôi khi, câu trả lời cho câu hỏi tại sao chó bị nôn có thể khá đơn giản nếu bạn đã thấy chó ăn phải thứ gì đó mà bình thường nó không ăn. Nhưng trong các trường hợp khác, bác sĩ thú y có thể phải làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân chó bị nôn. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa chó bị nôn bỏ ăn dựa theo chẩn đoán vì không có sẵn phương pháp điều trị cố định nào cho chó bị nôn. Bác sĩ có thể cho chó uống thuốc chống nôn hoặc thuốc kháng axit để tạm thời giảm nhẹ triệu chứng chó bị nôn.

Màu sắc chất nôn

Màu sắc chất nôn có thể nói lên nhiều điều và cũng giúp “khoanh vùng” nguyên nhân chó bị nôn. Dưới đây là các kiểu nôn khác nhau có thể giúp bạn xác định chó cưng đang gặp vấn đề gì - 

  • Chất nôn màu vàng:

Chó nôn ra chất nôn màu vàng khi bụng đói, trong chất nôn có lẫn dịch mật. Nguyên nhân là do tích tụ axit, trào ngược hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến chó buồn nôn.

  • Chất nôn có bọt, màu trắng:

Chó nôn ra chất nôn có bọt màu trắng do tích tụ axit trong dạ dày. Bọt xuất hiện do chất nôn được đảo trong dạ dày trước khi chó nôn ra.

  • Chất nôn trong suốt dạng lỏng:

Chó nôn ra chất nôn dạng lỏng trong suốt khi có dịch tiết dạ dày hoặc nước tích lại trong bụng. Hiện tượng này thường xảy ra khi chó uống nước đúng lúc đang buồn nôn.

  • Chất nôn nhầy:

Chó nôn ra chất nôn nhầy do tiếp xúc với chất gây kích ứng, khiến chó tiết nhiều nước dãi và tích tụ dãi trong dạ dày. Phản xạ nôn là cách để chó tống chất nhầy ra khỏi dạ dày.

  • Chất nôn lẫn máu:

Chó nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng, có thể có chảy máu trong. Trong tình huống này, tốt hơn hết là bạn hãy đưa chó đi khám bác sĩ ngay lập tức.

  • Chất nôn màu nâu:

Chó nôn ra chất nôn màu nâu có thể là do ăn quá nhanh. Chất nôn có màu như vậy là do phần thức ăn nôn ra chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Chó cũng có thể nôn ra chất nôn màu nâu sau khi vô tình ăn phải phân. Hiện tượng chó ăn phân được gọi là coprophagia.

  • Chất nôn màu xanh lá cây:

Chó nôn ra chất nôn màu xanh lá cây nếu trước đó ăn phải cỏ. Hoặc cũng có thể là do tình trạng co bóp túi mật trước khi nôn.

Phân biệt nôn và trào ngược

Nhiều người nuôi chó thường nhầm lẫn giữa nôn và trào ngược. Hai hiện tượng này khá giống nhau nhưng bản chất lại rất khác nhau. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chó bị nôn hay trào ngược:

Nôn

Trào ngược

Phun mạnh các chất trong dạ dày và ruột non

Đẩy thức ăn hoặc các chất đã tiêu hóa ra khỏi thực quản

Bao gồm thức ăn đang tiêu hóa dở và chất lỏng màu vàng là dịch mật

Các chất bị đẩy ra thường chưa được tiêu hóa, bao phủ bởi dịch nhầy

Cơ bụng và cơ ngực của chó co bóp trước khi nôn

Thường diễn ra ngay sau khi ăn hoặc uống

Các cách điều trị chó bị nôn bỏ ăn

Dùng thuốc

Thuốc điều trị chó bị nôn cần do bác sĩ thú y kê đơn. Một số loại thuốc thường dùng để kiểm soát tình trạng nôn ở chó là thuốc chống nôn và metoclopramide.

Liệu pháp tự nhiên

Một số liệu pháp tại nhà an toàn mà bạn cũng có thể áp dụng để giúp chó giảm tình trạng nôn:

  • Bột điện giải:

 Chó bị nôn sẽ mất đi nguồn năng lượng và sức lực thường ngày. Do chó không giữ lại được thức ăn trong dạ dày nên điều quan trọng là phải cung cấp cho chó nguồn năng lượng thay thế, ví dụ như chất điện giải. Việc cho dùng chất điện giải cũng sẽ đảm bảo chó không bị mất nước. Bạn cũng có thể thêm một thìa cà phê Glucose Monohydrate vào nước uống cho chó. 

  • Nhịn ăn:

Nhịn ăn giúp dạ dày và ruột của chó được nghỉ ngơi, đồng thời giúp chó có thời gian hồi phục sau khi bị nôn. Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết chó nên nhịn ăn trong bao lâu. 

  • Gừng:

Gừng có đặc tính kích thích xì hơi, có nghĩa là giúp ngăn hình thành khí trong đường tiêu hóa hoặc giúp chó xì hơi dễ hơn. Vị cay của gừng có thể khiến chó không muốn ăn. Bạn có thể rắc một ít bột gừng lên bánh mì và thêm một chút mật ong lên trên để át vị gừng. 

  • Đá vảy:

Mất nước là một triệu chứng phổ biến ở chó sau khi bị nôn. Bạn có thể nhét vài mẩu đá vảy vào miệng chó. Đá vảy có thể thay cho nước uống, hơn nữa, cảm giác lạnh lạnh cũng có thể giúp chó cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Cơm trắng:

Nếu biện pháp nhịn ăn có hiệu quả, thì sau đó bạn cần cho chó ăn chút đồ ăn. Xưa nay các cụ có câu “cơm tẻ là mẹ ruột”, và với chó cũng vậy. Bạn có thể cho chó ăn một chút cơm trắng, vài lần một ngày. 

  • Thức ăn trẻ em:

Thức ăn trẻ em là một lựa chọn khác giúp chó hồi phục sau khi bị nôn. Thành phần của thức ăn trẻ em thường dễ tiêu hóa và sẽ giúp chó hồi phục nhanh hơn. 

  • Nước hầm gà:

Nước hầm gà có giá trị dinh dưỡng cao và cũng giúp khắc phục tình trạng mất nước. Nước hầm gà bán ở các cửa hàng có thể chứa chất bảo quản, sẽ không tốt cho dạ dày của chó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tự làm nước hầm tại nhà. 

Câu hỏi thường gặp về chó hay bị nôn:

1. Chó hay bị nôn, khi nào mới đáng lo?

Nôn là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở chó. Nhưng nếu thấy chó nôn nhiều hơn một lần một ngày, thì đó là vấn đề đáng lo ngại. Bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu tình trạng nôn kéo dài.

2. Chó bị ói nên ăn gì?

3. Màu sắc chất nôn có ý nghĩa gì?

4. Cách xử trí khi chó bị ói?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®