PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Sức khỏe của chó cưng

Hiểu ngôn ngữ của chó cưng

Reading your dog's body language

Một trong những lý do mà chó là loài thú cưng lý tưởng là khả năng giao tiếp với chủ. Sự thật là chó thường hiểu chúng ta tốt hơn chúng ta hiểu ngôn ngữ cơ thể của chúng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể hiểu được ngôn ngữ của chó cưng nếu chú ý quan sát tư thế, đôi tai, miệng, bộ lông và đuôi của chúng.

Tại sao hiểu ngôn ngữ của chó cưng lại quan trọng

Tuy không thể nói như con người, nhưng chó có ngôn ngữ riêng để giao tiếp với chúng ta. Chúng không sử dụng từ ngữ như chúng ta, và do đó, việc hiểu được ngôn ngữ của chó với chúng ta ban đầu sẽ khá khó khăn. Nhưng theo thời gian, chúng ta có thể học cách đọc các tín hiệu của chó cưng và hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ cũng như âm thanh mà chó cưng tạo ra, cũng giống như việc chó cưng học các từ ngữ và mệnh lệnh của chúng ta. Điều quan trọng trong việc đọc ngôn ngữ của chó cưng là để hiểu những gì mà bé muốn truyền đạt. Những cử chỉ và âm thanh mà chó cưng tạo ra có thể biểu thị sự đau đớn, sự buồn bã, cảnh báo chủ nhân hoặc sự tức giận, v.v. Ngay cả những biểu cảm khuôn mặt chó cưng cũng truyền tải những thông điệp này. Sau khi bạn bắt đầu hiểu được ngôn ngữ của chó cưng, bạn có thể xác định được liệu chó cưng có đang sợ hãi hay lo lắng về một điều gì đó hay không. Từ đó, bạn có thể ngăn chặn những nỗi sợ hãi hay lo lắng đó ở chó cưng hoặc ít nhất là đưa bé đến một nơi mà bé cảm thấy an toàn. Từ biểu cảm của chó cưng mà bạn cũng có thể nhận biết được khi nào bé đang giận giữ và ngăn cho bé có những hành động như cắn người khác.

Ngôn ngữ của chó ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn kết giữa chó cưng và chủ nhân?

Giao tiếp là yếu tố lớn nhất để củng cố mối quan hệ giữa hai cá thể sống. Khi bạn bắt đầu hiểu những điều mà ai đó đang truyền đạt cho bạn, bạn bắt đầu phát triển mối quan hệ với họ. Điều này cũng đúng đối với mối quan hệ giữa chó cưng và chủ nhân. Giống như bạn cảm thấy vui khi chú chó hiểu mệnh lệnh hoặc tên của bé khi được gọi, chú chó cũng cảm thấy vui khi bạn hiểu được bé muốn gì. Khi bạn có thể đọc và hiểu ngôn ngữ cơ thể cũng như trạng thái cảm xúc của chó cưng, bé sẽ càng tin tưởng và tôn trọng bạn hơn.

Các kiểu giao tiếp của chó

Giao tiếp của chó chủ yếu bao gồm giao tiếp bằng âm thanh và cơ thể. Những âm thanh này có thể là tiếng sủa, tiếng rên rỉ hay gầm gừ, ... Còn giao tiếp về mặt cơ thể có thể là ngôn ngữ cơ thể và tư thế hoặc hành động. Tuy nhiên, người ta đã quan sát thấy rằng chó giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn là giao tiếp bằng âm thanh. Bạn có thể đã quen thuộc với một số ngôn ngữ cơ thể và tín hiệu âm thanh phổ biến nhất của loài chó, như sủa, rên rỉ, vẫy đuôi và liếm. Tuy nhiên, tất cả những hành động này có thể chứa nhiều ý nghĩa chứ không chỉ một ý nghĩa mà chúng ta cảm nhận được. Hãy cùng xem xét kỹ hơn về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể của loài chó, cùng với tín hiệu âm thanh của chúng.

  1. Giao tiếp về mặt cơ thể thông qua đuôi, miệng và lông

Hầu hết ngôn ngữ của chó và giao tiếp về mặt cơ thể của chó sẽ được biểu thị thông qua đuôi của chúng. Nếu chó cưng giơ cao đuôi và vẫy đuôi nhanh, bé đang cảm thấy phấn khích. Nếu đuôi của chó cưng duỗi thẳng ra và vẫy chậm, thì bé đang cảm thấy lo lắng. Khi cảnh giác, đuôi chó cưng sẽ dựng đứng và nếu cảm thấy sợ hãi, bé sẽ cụp đuôi vào giữa hai chân sau. Nếu đuôi chó cưng thả lỏng, bé đang cảm thấy thoải mái.

Đối với bộ lông của những chú chó, nếu các bé đang cảm thấy thoải mái thì bộ lông của các bé cũng như vậy, sẽ suôn mượt chứ không xù lên. Và nếu chó cưng cảm thấy sợ hãi hoặc khó chịu, lông của bé sẽ dựng lên.

Đối với giao tiếp qua miệng, nếu chó cưng đang cảm thấy thoải mái thì miệng của bé sẽ thư giãn hoặc hơi mở và lưỡi thè ra. Nếu chó cưng cong lưỡi và liếm lên mũi, bé có thể đang cảm thấy khó chịu. Và nếu bé nhếch môi lên và để lộ răng ra, bé có thể đang tỏ ra hung dữ.

  1. Giao tiếp thông qua mắt và tai

Giống như đuôi, chó cũng giao tiếp nhiều thông qua đôi tai. Nếu chó cưng đang cảm thấy thoải mái, bạn sẽ thấy rằng tai của bé ở vị trí tự nhiên thường thấy của bé. Nếu bạn thấy tai của chó cưng dựng lên, tức là bé đang cảnh giác hoặc đang tỏ ra hung dữ. Và nếu tai của chó cưng cụp lại và hướng về phía sau lưng, bé đang cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng.

Đôi mắt của chó cưng cũng có thể cho bạn biết nhiều điều về tâm trạng và cảm xúc của bé. Khi chú chó thư giãn hoặc bình tĩnh, bạn sẽ có thể biết được qua biểu hiện thoải mái của bé. Và nếu bạn nhận thấy một chú chó đang nhìn chằm chằm vào bạn, thì đó có thể là khi chú chó muốn khẳng định sự thống trị. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy đồng tử của chó cưng giãn ra, thì bé đang thể hiện sự hung hăng. Nếu chó cưng quay lưng lại với bạn, đó là dấu hiệu cho thấy có thể bé đang không vui.

  1. Giao tiếp bằng âm thanh

Giao tiếp bằng âm thanh ở chó được thể hiện qua việc sủa, gầm gừ, rên rỉ hoặc hú. Khi chó cưng sủa, bé đang cố gắng thể hiện bản thân qua âm thanh. Tiếng sủa của chó không phải lúc nào cũng thể hiện sự tức giận hay cảnh giác, mà còn để thể hiện sự phấn khích hoặc hạnh phúc. Nếu chó cưng sủa liên tục và dồn dập, đó là dấu hiệu của sự cảnh giác hoặc cảnh báo cho chủ nhân. Chó cưng cũng có thể thể hiện sự phấn khích hoặc hạnh phúc bằng một tiếng sủa cao và thanh, không liên tục và có nhịp độ nhanh. Nếu chó cưng gầm gừ hoặc phát ra tiếng sủa trầm và đục, đó là lời cảnh báo không nên đến gần bé.

Các chú chó khi khóc hay kêu gọi sự giúp đỡ thường dùng tiếng rên rỉ hay tiếng kêu. Chó cưng cũng có thể rên rỉ nếu bé không nhận được sự chú ý. Ngôn ngữ cơ thể của chó cưng khi rên rỉ cũng có thể cho bạn biết bé đang muốn gì. Chó cưng dùng tiếng hú để giao tiếp với những chú chó khác ở khoảng cách xa.

Ngôn ngữ cơ thể của chó trong các tình huống khác nhau

Dưới đây là một số tình huống khác nhau giúp bạn hiểu thêm về ngôn ngữ của chó cũng như ý nghĩa của những tín hiệu ngôn ngữ này

  • Thư giãn:

Thư giãn

Khi chó cưng đang ở trong trạng thái thư giãn, đuôi của bé sẽ ở tư thế thoải mái và tai của bé sẽ không hướng về phía trước khi dựng lên.

  • Cảnh giác:

Cảnh giác:

Khi chó cưng đang cảnh giác, bé có thể đứng thẳng với chiếc đuôi nhô ra ở vị trí nằm ngang, hai tai hướng về phía trước.

  • Hung dữ:

Hung dữ:

Khi chó cưng thể hiện sự hung dữ, đuôi và tai của bé có thể dựng đứng, chân cứng lại và môi cong lên kèm theo gầm gừ.

  • Sợ hãi (Hung dữ & Lo lắng)

Sợ hãi (Hung dữ & Lo lắng)

Nếu chó cưng thể hiện sự hung dữ trong khi sợ hãi, lông của bé sẽ dựng lên, đuôi cụp vào giữa hai chân sau, tai cụp về phía sau và bé cũng có thể gầm gừ.

Nếu chó cưng lo lắng và sợ hãi, đuôi của bé có thể cụp xuống và hơi vẫy, tai vẫn cụp về phía sau và bé có thể kêu cứu bằng cách giơ một chân lên.

  • Căng thẳng

Căng thẳng

Khi chó cưng bị căng thẳng, đuôi của bé sẽ cụp xuống, tai cụp về phía sau, người hạ thấp xuống và có thể có các dấu hiệu như thở hổn hển.

  • Vui vẻ

Vui vẻ

Để thể hiện sự vui vẻ, chó cưng sẽ vẫy đuôi nhanh trong khi giữ đuôi hướng lên trên và có thể lè lưỡi như thể đang cười.

Một số ví dụ khi chó đang giao tiếp chủ như sau

Cười nhếch miệng: “Làm bạn nhé!”
Nhe răng: “Đừng lại gần!”
Nếu biểu cảm này đi cùng tiếng gầm gừ: “Tôi cảnh cáo đó!”

Tai vểnh lên: “Chuyện gì vậy?”
Tai cứng lại hoặc cụp xuống: “Giúp tôi với, tôi không chắc nữa.”

Nheo mắt: “Cuộc sống thật tuyệt!” hay “Tôi chỉ là một chú chó bé nhỏ, đối xử tốt với tôi nhé!”
Mắt mở to: “Cứ để tôi đến chỗ bưu tá/con mèo/sóc/gà cao su đó!”

Giơ chân trước: “Chơi thôi nào!”

Cúi đầu chốc lát và sủa: “Chơi với tôi đi!”
Quấn quýt quanh bạn hay chó cưng khác: “Chơi đuổi bắt thôi!”

Hung dữ - tai, đuôi và lông cổ dựng hết lên: “Tôi là con chó số 1!”
Biểu hiện trên cùng với vẫy đuôi chầm chậm và gầm gừ: “Đừng có quên!”

Cúi người, đuôi cụp và vẫy loạn xạ: “Bạn chính là chủ!”
Biểu hiện trên cùng với liếm láp: “Tôi là người bạn trung thành!”
Nằm lăn ra: “Bạn có toàn quyền định đoạt số phận của tôi!”

Vẫy đuôi tự nhiên: “Thích quá! Mình làm bạn nhé!”
Đuôi vẫy trái phải, chậm và cứng: “Hãy dè chứng, tôi sẽ cắn đó!”
Đuôi kẹp giữa hai chân sau: “Sợ quá!”
Đuôi thõng xuống, ve vẩy: “Xin lỗi!”

(Một số giống như Whippet và Greyhound vốn luôn kẹp đuôi ở vị trí giữa hai chân. Nhưng nhìn chung, đuôi chó thường vểnh lên cao hơn 45 độ so với lưng thể hiện hứng thú và cảnh giác.)

Câu hỏi thường gặp về Ngôn ngữ cơ thể của chó

Tại sao chó cưng liếm bạn?

Chú chó cưng liếm bạn vì một trong hai lý do:

  • Chó cưng đang thể hiện sự yêu quý và tình cảm với bạn. Khi chó cưng liếm bạn, việc này cũng khiến bé cảm thấy dễ chịu vì đó là cách tự nhiên của bé để tìm kiếm sự thoải mái.
  • Chó cưng đang muốn bạn chú ý đến bé. Chó cưng cũng có thể liếm bạn nếu bé muốn bạn vuốt ve hoặc chơi với bé.

Tại sao chó cưng nhìn chằm chằm vào bạn

Chó cưng để bạn xoa bụng có nghĩa là gì?

Làm thế nào để bạn biết chó cưng yêu quý bạn?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®