PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Sức khỏe của chó cưng

Sơ cứu cho chó cưng

Dog and puppy first aid

Ngoài việc luôn dự phòng số điện thoại của bác sĩ thú y, việc bỏ túi một vài cách sơ cứu cho chó cưng cũng rất hữu ích.

Phình bụng

• Nếu bụng chó sưng lên và đầy hơi, cần gọi ngay cho bác sĩ thú y.

Hóc dị vật


• Cố gắng mở miệng chó cưng và lấy dị vật ra.
• Nhớ kiểm tra vòm miệng.
• Sau khi lấy dị vật ra, đưa chó cưng đi bác sĩ thú y kiểm tra.

Bất tỉnh


• Giữ đường thở của chó cưng thông thoáng bằng cách để cổ thẳng và giữ cho lưỡi không chặn đường thở.
• Tìm bác sĩ thú y hỗ trợ ngay lập tức.

Đứt chân


• Quấn chân chó bằng băng gạc hoặc một miếng vải sạch.
• Trong bất kỳ trường hợp nào tuyệt đối không dùng dây thun hoặc garô quấn chân cho chó cưng.
• Đưa chó cưng đến bác sĩ thú y.

Tiêu chảy


• Cho chó cưng uống một ít nước
• Không cho chó cưng ăn.
• Giữ ấm cho chó cưng và liên hệ bác sĩ thú y.
• Nếu phân chó cưng lẫn máu, đưa chó cưng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đau tai


• Không cố lấy dị vật trong tai chó cưng ra
• Liên hệ bác sĩ thú y để đưa chó cưng đi kiểm tra nhiễm trùng.

Chấn thương mắt


• Không để chó cưng dụi bên mắt bị thương.
• Cố gắng rửa mắt bằng nước ấm và sạch để loại bỏ dị vật có nguy cơ gây tổn thương.
• Đối với vết thương nghiêm trọng, che mắt chó cưng bằng gạc hoặc vải ẩm.
• Liên hệ bác sĩ thú y.

Co giật


• Cởi bỏ vòng cổ của chó cưng và đảm bảo chúng tránh xa nơi nguy hiểm, chẳng hạn như cầu thang.
• Giữ đường thở của chó cưng thông thoáng bằng cách để cổ thẳng và giữ cho lưỡi không chặn đường thở
• Để chó cưng ở phòng tối và yên tĩnh, đồng thời hạn chế những tiếng động đột ngột như chuông cửa và tiếng sập cửa.
• Ghi lại các dấu hiệu chính xác trước, trong và sau cơn co giật.
• Liên hệ bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Ngộ độc

• Liên hệ bác sĩ thú y ngay lập tức
• Mang theo một ít chất độc, hoặc bao bì của chất độc khi đến bác sĩ thú y.

Tai nạn giao thông

• Giữ chó yên lặng, nằm im và thoải mái nhất có thể.
• Kiềm chế chó cưng cử động nếu cần để ngăn thương tích nặng hơn.
• Dùng băng hoặc vải sạch đè lên các vết thương hở.
• Liên hệ bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Vết đốt hoặc rắn cắn

• Khi bị ong bắp cày đốt, giữ chó cưng ở môi trường mát mẻ và tránh vận động.
• Nếu vị trí bị đốt vẫn sưng tấy trong hơn một giờ, hoặc nếu chó khó thở, cần đưa chó cưng đến bác sĩ thú y.
• Khi chó cưng bị ong thường đốt, cần nhanh chóng loại bỏ nọc nhưng không nặn bóp vết đốt.
• Khi chó cưng bị rắn cắn, để chó cưng càng yên càng tốt và đưa đến bác sĩ thú y.

Nôn mửa

• Đối với trường hợp nôn mửa kéo dài, lưu ý xem chó cưng nôn ra những gì.
• Nếu có thể, lấy mẫu để bác sĩ thú y kiểm tra.
• Không cho chó cưng ăn cho đến khi khám với bác sĩ thú y.

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®