PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Chăm sóc y tế

Hiểu về chó bị co giật, triệu chứng và cách chữa trị

Tìm Hiểu Về Chó Bị Co Giật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Chó Bị Co Giật

Cũng giống như con người, đôi khi chó cũng có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Một trong những vấn đề khiến người nuôi chó bận tâm và lo lắng chính là chó bị co giật. Nếu bạn đã từng chứng kiến ​chó cưng của mình bị co giật, chắc chắn bạn hiểu rõ mối bận tâm này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cơn co giật ở chó, và những gì bạn có thể làm để giúp chó vượt qua thời khắc kinh hoàng đó.

Hướng dẫn cho người mới nuôi chó về chó bị co giật và bệnh động kinh ở chó

Về bản chất, cơn co giật giống như một cơn bão điện xảy ra trong não, hay một luồng điện đột ngột, dữ dội làm gián đoạn hoạt động bình thường của não. Sự gia tăng hoạt động điện đột ngột này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau như co thắt cơ không kiểm soát, chảy nước dãi và thậm chí là bất tỉnh tạm thời. Chó co giật nhiều lần được coi là mắc bệnh động kinh.

Tại sao chó bị co giật? 

Một số tác nhân kích thích và các bệnh lý nền có thể dẫn đến tình trạng chó bị co giật. Một số nguyên nhân phổ biến khiến chó bị co giật bao gồm:

  • Nuốt phải chất độc hại (như một số loại cây cỏ hoặc hóa chất).
  • Bệnh lý như bệnh gan, suy thận hoặc mất cân bằng lượng đường trong máu.
  • Vấn đề liên quan đến não như chấn thương đầu, khối u não hoặc đột quỵ.
  • Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là với các giống chó như chó chăn cừu Anh (Border Collie) và chó chăn cừu Đức (German shepherd), vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến chó co giật. Tình trạng này trong y khoa gọi là bệnh động kinh vô căn.

Có phải một số giống chó dễ bị co giật hơn?

Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra, đặc biệt là khi đang cân nhắc nên nhận nuôi giống chó nào. Câu trả lời là có; một số giống chó có khuynh hướng di truyền dễ bị co giật. Mặc dù bất kỳ con chó nào, bất kể thuộc giống nào, đều có thể bị co giật, dưới đây là một số giống chó có thể có nguy cơ cao hơn do yếu tố di truyền:

  • Chó chăn cừu Anh (Border Collie)
  • Chó chăn cừu Đức (German Shepherd)
  • Labrador Retriever
  • Golden Retriever
  • Beagle
  • Tervuren Bỉ
  • Schnauzer

Nhận biết cơn động kinh: Những triệu chứng cần chú ý 

Nhận biết cơn động kinh là bước đầu tiên để giúp chó cưng của bạn vượt qua thời khắc đáng sợ này. Các triệu chứng thường gặp ở chó động kinh bao gồm:

  • Đột nhiên ngã quỵ và cứng cơ.
  • Giật và cử động cơ bất thường.
  • Chảy nước dãi, nhai ngấu nghiến và thậm chí sùi bọt mép.
  • Chân cử động kiểu chèo thuyền.
  • Sau cơn co giật, chó có thể bị mất phương hướng hoặc bị mù tạm thời.

Giải mã các loại co giật khác nhau ở chó

Biểu hiện co giật ở mỗi chó có thể khác nhau về cường độ, thời gian và hình thức. Dưới đây là các loại co giật thường gặp ở chó:

  • Co giật toàn thể: Ảnh hưởng đến toàn bộ não dẫn đến bất tỉnh và co giật cơ thể dữ dội.
  • Co giật cục bộ: Chỉ ảnh hưởng đến một phần não, dẫn đến những cử động bất thường ở một số bộ phận cụ thể trên cơ thể.
  • Co giật tâm thần vận động: Chó có thể có những hành vi kỳ lạ, như hung hăng đuổi theo đuôi của chính mình hoặc tấn công một vật thể không xác định.
  • Động kinh vô căn: Tình trạng này gây ra các cơn co giật không rõ nguyên nhân.

Các biện pháp chủ động: Biện pháp phòng ngừa và cách chữa trị chó bị co giật

Bất cứ ai khi nuôi chó cũng đều mong muốn có thể bảo vệ chó cưng của mình khỏi mọi đau đớn, khó chịu. Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn các cơn co giật, nhưng việc hiểu rõ về chó co giật và biết cách chữa trị chó bị co giật sao cho phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

  1. Đảm bảo an toàn: Nếu chó lên cơn co giật, hãy đưa chó đến một nơi an toàn, tránh xa cầu thang hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào.
  2. Giữ bình tĩnh: Mặc dù rất khó, nhưng bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể. Vì lúc này chó cưng cần bạn làm chỗ dựa vững chắc.
  3. Tránh xa miệng chó: Khi chó lên cơn co giật, tuyệt đối không nên lại gần miệng của chó để tránh bị cắn.
  4. Hỏi ý kiến ​​​​bác sĩ thú y: Sau khi chó qua cơn co giật, bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc thậm chí là chụp MRI.
  5. Dùng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân và tần suất các cơn co giật, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các cơn co giật trong tương lai. Bạn cần đảm bảo cho chó uống hết liệu trình.

Các cơn co giật có thể rất đáng sợ, nhưng bạn cần nhớ rằng, chúng đáng sợ đối với người xem hơn là với bản thân chó. Với kiến ​​thức đúng đắn, hành động kịp thời và một bác sĩ thú y giỏi, chó cưng của bạn vẫn có thể có được một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn. Luôn tin tưởng vào lời khuyên của chuyên gia và theo dõi sức khỏe của chó để đảm bảo chó được yêu thương và chăm sóc đúng mực.

Các câu hỏi thường gặp

Chó có thể tự hồi phục sau cơn co giật không?

Có, hầu hết chó đều tự hồi phục sau cơn co giật mà không có biến chứng. Các triệu chứng sau co giật có thể bao gồm mất phương hướng, mù tạm thời, chảy nước dãi nhiều và tìm cách lẩn trốn. Bạn cần theo dõi sát sao và hỏi ý kiến ​​​​bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe cho chó.

Những giống chó nào dễ bị co giật nhất?

Chó bị co giật có thể sống được bao lâu?

Biểu hiện của chó co giật như thế nào?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®

Close popup