PEDIGREE VN
Tìm kiếm
Chăm sóc y tế

Hướng dẫn tiêm phòng và lịch tiêm phòng cho chó cưng

Vaccination Recommendation for your dog

Giống như con người, chó cưng cũng cần được tiêm phòng đầy đủ. Trách nhiệm của chủ nhân là đáp ứng tất cả các nhu cầu hàng ngày của chó cưng, bao gồm cả việc chăm sóc y tế thường xuyên. Đây là lý do tại sao lịch tiêm phòng cho chó cưng là rất quan trọng trong việc giúp chó cưng tránh khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Vì vậy, nếu đã đến lúc bạn tiêm vắc-xin cho chó cưng, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Tại sao tiêm phòng cho chó cưng là vô cùng quan trọng?

Vắc xin được sử dụng để phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nói một cách ngắn gọn, vắc-xin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của chó để bảo vệ chúng khỏi các vi trùng gây bệnh. Các kháng nguyên trong vắc-xin bắt chước các mầm bệnh và những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với mầm bệnh trong hệ thống miễn dịch của chó nhưng không thực sự gây bệnh. 

Tiêm phòng cho chó bảo vệ chúng khỏi nhiều loại bệnh dễ lây lan và các bệnh có thể gây tử vong, bao gồm bệnh Parvo, bệnh Care và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tiêm phòng chó cũng bảo vệ chó cưng khỏi các bệnh có thể lây sang người, chẳng hạn như bệnh dại. 

Tiêm phòng chó giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho chó cưng như thế nào?

Tiêm phòng chó giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch bằng cách làm cho hệ miễn dịch nhận diện được các kháng nguyên. Vaccine cho chó giúp tăng cường sản sinh ra kháng thể, giúp nhận diện và chống lại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể chó cưng. Tiêm vắc-xin cho chó cưng giúp củng cố hệ thống miễn dịch của bé và giúp hệ miễn dịch nhận diện được những tác nhân gây bệnh nếu gặp lại, và khi đó chó cưng sẽ không bị ốm hoặc có những phản ứng bệnh nhẹ hơn.

Những bệnh nào ảnh hưởng đến sức khỏe của chó cưng nếu không được tiêm phòng?

Nếu không tiêm phòng cho chó cưng, bạn sẽ đặt chó cưng vào một tình thế rất nguy hiểm vì sẽ rất dễ mắc bệnh, không phân biệt là bạn nuôi bé ở trong nhà hay ở bên ngoài. Khi bạn không tiêm phòng cho chó, vi sinh vật xâm nhập vào trong nhà sẽ tấn công chó cưng. Khi chó cưng không có đủ kháng thể hoạt động để chống lại bệnh tật, bé sẽ ngày càng yếu đi.

Bệnh dại, bệnh Parvo, viêm gan, bệnh Care, bệnh cúm, bệnh xoắn khẩn, bệnh Lyme và bệnh ho cũi chó là những bệnh mà chó dễ mắc phải nếu không được tiêm phòng ngay từ khi còn nhỏ.

Cần hạn chế cho chó con tiếp xúc với chó con khác hoặc đến các công viên dành cho chó cho đến khi chúng được tiêm chủng đầy đủ. Lý do là bởi chó con cần được cách ly khỏi các bệnh lây nhiễm mà chúng có thể bị lây từ những chú chó khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho chó cưng chơi với những chú chó khác khỏe mạnh và đã được tiêm phòng đầy đủ. Bạn phải đợi ít nhất 10 ngày kể từ lần tiêm chủng cuối cùng trước khi bạn đưa chó con ra ngoài chơi.

Mỗi khu vực là khác nhau, do vậy hãy thảo luận về lộ trình tiêm phòng phù hợp với bác sĩ thú y ở gần nhà. Việc tiêm tiêm vắc-xin cho chó sẽ bao gồm một đợt tiêm ban đầu, sau đó là các mũi tiêm nhắc lại vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời của chó cưng.

Tại sao chó cưng cần được tiêm nhắc lại?

Ở hầu hết những chú chó được tiêm phòng đầy đủ, khả năng miễn dịch sẽ kéo dài hơn một năm và thông thường là trong vài năm. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian và tốc độ suy giảm khác nhau đối với những chú chó khác nhau. Do đó, việc tiêm nhắc lại đã được chứng minh là khá hiệu quả trong việc duy trì sự bảo vệ tốt nhất chống lại các bệnh lây nhiễm cho chó cưng.

Do vắc-xin được cải tiến theo thời gian, một số loại vaccine cho chó có thể không còn cần tiêm thường xuyên nữa, tùy thuộc vào tình trạng của chó cưng. Hầu hết những chú chó ít có nguy cơ bệnh tật đều có thể tiêm vắc xin chính ba năm một lần và bất kỳ loại vắc xin phụ nào khi cần thiết (hầu hết các loại vắc xin phụ đều cần tiêm nhắc lại hàng năm). Tùy thuộc vào nhu cầu và lối sống của chó cưng mà bác sĩ thú y sẽ thảo luận với bạn về mức độ cần thiết và tần suất tiêm phòng cho chó cưng.

Thời gian miễn dịch sau khi tiêm phòng chó là bao lâu?

Khi bạn tiêm phòng cho chó, giai đoạn đầu của phản ứng miễn dịch được kích hoạt trong vòng vài giờ sau khi tiêm phòng. Mức độ bảo vệ hợp lý thường đạt được sau khi tiêm phòng chó từ mười đến mười bốn ngày. Tuy nhiên, vắc-xin bất hoạt có thể không cung cấp được sự bảo vệ phù hợp cho đến khi chó cưng được tiêm liều thứ hai. Do đó, ngay cả khi chó con đã được tiêm phòng cũng nên tránh xa những chú chó khác không có lịch sử tiêm phòng rõ ràng cho đến khi chó con hoàn thành lịch tiêm phòng cho chó.

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biết nuôi chó cần tiêm phòng gì và lịch tiêm như thế nào: 

Vắc xin

Liều chính

Chó con

Liều chính

Chó trưởng thành

Tiêm nhắc lại

Khuyến nghị

Bệnh Care

3 liều, 2-3-4 tháng

2 liều cách nhau 3-4 tuần

Hàng năm

Khuyến nghị cho chó ở mọi lứa tuổi

Bệnh ho cũi chó (Adenovirus - 2)

3 liều, 2-3-4 tháng

2 liều cách nhau 3-4 tuần

Hàng năm

Khuyến nghị cho mọi lứa tuổi

Bệnh phó cúm (Parainfluenza)

3 liều, 2-3-4 tháng

2 liều, cách nhau 3-4 tuần

Hàng năm

Khuyến nghị cho mọi lứa tuổi

Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm (Bordetella bronchiseptica)

3 liều, 6-9-12

2-3 liều, cách nhau 3 tuần

Hàng năm

Khuyến nghị cho chó nuôi trong cũi, chuồng, v.v.

Bệnh Parvo (Parvovirus)

3 liều, 2-3-4 tháng

1 liều

Hàng năm

Khuyến nghị cho mọi lứa tuổi

Liều tùy chọn khi chó được 5 tháng tuổi để tránh sự can thiệp của kháng thể mẹ

Bệnh Lyme: Borrelia burgdorferi

Hai liều: có thể tiêm khi chó được 12 và 15 tuần tuổi

2-3 liều, cách nhau 3 tuần

Hàng năm

Không bắt buộc, tùy theo vùng

Vi rút Corona

Bắt đầu khi chó được 6 tuần tuổi và tiêm nhắc lại 3 tuần một lần cho đến khi chó được 12 tuần tuổi

2-3 liều, cách nhau 3 tuần

Hàng năm

Không bắt buộc. Chưa rõ tỉ lệ mắc bệnh - Lộ trình tiêm chưa xác định.

Không có vắc xin sống (MLV).

Khuẩn Giardia

Tuần thứ 8 và tuần thứ 11

2 liều, cách nhau 3-4 tuần

6 tháng

Không bắt buộc.

Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

Tuần thứ 8 và tuần thứ 11

2 liều, cách nhau 3-4 tuần

Hàng năm

Thường được tiêm kết hợp với vắc xin phòng bệnh Care và bệnh viêm gan truyền nhiễm (ICH)

Bệnh dại

3 tháng tuổi

1 liều

Hàng năm

Không bắt buộc tiêm nhắc lại, nhưng tiêm sẽ có lợi, tiêm bắp (phụ thuộc vào quy định của từng vùng).

Một số khuyến nghị liều đầu tiên sớm hơn 3 tháng ở vùng có dịch hoặc có khả năng nhiễm cao.

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho chó

Có nên tiêm phòng cho chó khi đang bị bệnh?

Đầu tiên, con chó có thể gặp phản ứng khó chịu với vắc-xin. Tuy nhiên, có thể việc tiêm phòng cho chó khi đang bị bệnh sẽ không tạo ra bất kỳ khả năng miễn dịch nào. Do đó, bạn có thể sai lầm khi nghĩ rằng chó cưng đã được tiêm phòng và an toàn trong khi trên thực tế lại không phải như vậy. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch của chó cưng vốn được cho là đang chiến đấu với bệnh mà bé đang mắc phải, lại được chuyển hướng để chống lại với vắc-xin. Do đó, không nên tiêm phòng cho chó cưng khi bé đang bị bệnh. 

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho chó là gì?

Tác dụng phụ của vắc-xin ở chó là không phổ biến. Tuy nhiên, nếu chó cưng có phản ứng với vắc-xin, các triệu chứng sau có thể xảy ra:

  • Chậm chạp
  • Chán ăn
  • Sốt
  • Phát ban và/hoặc sưng mặt hoặc bàn chân
  • Tiêu chảy
  • Nôn (nôn mửa)
  • Sưng hoặc đau ở vùng tiêm
  • Co giật, khó thở (sốc phản vệ), suy sụp

Câu hỏi thường gặp về tiêm vắc-xin cho chó:

Tần suất tiêm phòng cho chó như thế nào?

Có hai luồng ý kiến trái chiều về việc có nên tiêm vắc-xin cho chó hàng năm hay không. Một số bác sĩ thú y cảm thấy rằng việc tiêm phòng cho chó sau khi trưởng thành quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, một số khác cho rằng tốt hơn là nên tiêm phòng cho chó hàng năm để bảo vệ chúng khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh sốt rét. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để quyết định phương án tiêm chủng tốt nhất cho chó cưng.

Độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng cho chó là bao nhiêu?

Điều gì xảy ra nếu bỏ qua một mũi tiêm cho chó cưng?

Ở tuổi nào bạn nên ngừng tiêm phòng cho chó cưng?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®

Close popup