PEDIGREE VN
Tìm kiếm

Nên làm gì khi chó không chịu ăn?

Nên làm gì khi chó không chịu ăn?

Là một người nuôi thú cưng không hề dễ dàng, vì bạn cần phải ở bên chó cưng mọi lúc mọi nơi, những lúc vui hay những lúc buồn, những lúc chó cưng khỏe mạnh hay ốm yếu. Bạn phải chú ý đến bất kỳ sự thay đổi nào trong khẩu vị của chó cưng giống như một người mẹ chăm sóc đứa con của mình. Việc chó cưng bỏ ăn là một vấn đề đáng lo ngại.

Chó cưng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Đặc biệt không nên bỏ qua chứng chán ăn (tức là mất cảm giác ngon miệng). Vì vậy, nếu chó cưng không ăn gì trong hơn 24 giờ thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ thú y.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải hoảng loạn ngay lập tức. Có thể có nhiều lý do khác khiến chó cưng không chịu ăn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi hiểu chi tiết về nguyên nhân chó bỏ ăn và các bước để bạn có thể khiến người bạn nhỏ của mình hào hứng với đồ ăn.

Nguyên nhân khiến chó bỏ ăn

Trước khi bạn cho rằng điều tồi tệ nhất sắp xảy ra với chó cưng, hãy kiểm tra xem người bạn nhỏ có đang kén ăn hay không. Có thể chó cưng không thích thức ăn bạn cho bé ăn. Thậm chí chó có thể từ chối ăn khi chúng thấy bát ăn không đủ thoải mái để chúng ăn. Vậy cách trị chó bỏ ăn trong trường hợp này là gì? Đơn giản bạn chỉ cần cho chó cưng ăn thức ăn khoái khẩu trong chiếc bát yêu thích của bé để đảm bảo bé sẽ không kén ăn. Khi bạn đã loại trừ được nguyên nhân kén ăn, bạn có thể xem xét các nguyên nhân chó bỏ ăn khác.

  • Thay đổi môi trường

    Một số chú chó cảm thấy lo lắng khi ở một nơi xa lạ. Một số khác thậm chí còn bị say tàu xe khi đi du lịch. Vì vậy, hãy phân tích xem mức độ thèm ăn của chó cưng có bình thường hay không trước khi bạn chuyển đến một nơi ở mới hoặc bắt đầu một chuyến đi.

  • Tiêm phòng hoặc uống thuốc

    Một số loại thuốc và vắc-xin có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của chó cưng. Thuốc kháng sinh thậm chí có thể dẫn đến đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu chó cưng không chịu ăn vì lý do như vậy, bạn cần biết rằng tình trạng này chỉ là tạm thời. Chú chó sẽ dần thèm ăn trở lại sau khi tác dụng phụ của thuốc/vắc xin biến mất.

  • Căng thẳng và lo lắng do chia ly

    Chó cưng không chịu ăn khi bạn không ở nhà nhưng lại ăn ngon lành khi bạn ở gần bé? Rất có thể là chó cưng đang cảm thấy lo lắng khi bạn đi vắng. Nếu chó quá gắn bó với chủ, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng khi bị bỏ lại một mình. Những chú chó mắc chứng lo lắng về sự chia ly thậm chí có thể nhịn ăn cả tuần nếu chủ của chúng không ở nhà. Và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng. Do đó, là những người nuôi thú cưng, bạn cần học cách xoa dịu và điều trị chứng lo lắng về sự chia ly cho chó cưng.

  • Vấn đề răng miệng

    Chẳng có chú chó nào muốn ăn khi đang bị các vấn đề răng miệng cả. Vì vậy, có thể chó cưng không chịu ăn do đang mắc phải các tình trạng răng miệng chưa được chẩn đoán như viêm nướu, gãy răng, sâu răng, v.v.

  • Tình trạng sức khỏe

    Như đã đề cập ở trên, tình trạng giảm cảm giác thèm ăn hoặc chứng chán ăn cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Nếu tình trạng chó cưng không thuộc những trường hợp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y. Trên thực tế, bạn vẫn có thể đến gặp bác sĩ thú y dù chó cưng có các tình trạng trên hay không để đảm bảo rằng bé cún luôn khỏe mạnh. Các bác sĩ thú y có thể cho bạn một số mẹo để làm cho chó cưng ăn uống ngon lành.

Làm thế nào để xác định nguyên nhân chó bỏ ăn?

Khi bạn nuôi một chú chó cưng thì việc cảm thấy lo lắng khi chú chó bỏ ăn là điều tự nhiên. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần bình tĩnh và tìm ra lý do tại sao em bé lông xù không chịu ăn.

Bước 1: Chú ý đến hành vi của chó cưng

Như đã đề cập ở trên, có thể chú chó cưng đang kén ăn và không muốn ăn một loại thức ăn nhất định. Do đó, bạn có thể cho chó cưng ăn loại thức ăn khác để xem liệu chó cưng có đang kén ăn hay không. Bạn cũng cần chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong môi trường sống xung quanh. Chẳng hạn, bạn bè đến chơi làm cho căn nhà chật kín người? Hay gần đây bạn đã chuyển đến một nơi ở mới? Mặc dù bỏ một hoặc hai bữa ăn là bình thường, nhưng nếu chó cưng có các vấn đề khác như nôn mửa, bơ phờ, mất nước, v.v., bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thú y.

Lưu ý: Kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm, đặc biệt nếu chú chó có vẻ thu mình hoặc không năng động.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng thức ăn

Chú chó nhỏ có thể không chịu ăn vì thức ăn có mùi khó chịu. Do đó, bạn cần phải kiểm tra xem thức ăn của chó cưng có mùi gì khác lạ hay không. Thêm vào đó, bạn cũng nên kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn trên bao bì sản phẩm xem thức ăn có còn hạn sử dụng hay không.

Bước 3: Kiểm tra cơ thể chó cưng

Nếu chó cưng không ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra xem có gì bất thường trên cơ thể bé hay không. Chó cưng có đang bị viêm nướu hoặc răng bị lung lay/gãy không? Chó cưng có đang bị thương không? Hay chó cưng có đang bị sưng phồng hoặc phát ban trên da hay không? Hãy đến gặp bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện thấy bất cứ điều gì khả nghi trên cơ thể chó cưng.

Lưu ý: Kiểm tra xung quanh nơi ở nếu bạn không thấy bất kỳ sự bất thường nào trên cơ thể chó cưng. Việc kiểm tra này đặc biệt quan trọng để giúp bạn xác định xem chó cưng có đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy hay không. Chẳng hạn, chó cưng đã ăn thứ gì đó mà bé không nên ăn? Nếu câu trả lời là có, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.

Phải làm gì khi chó không chịu ăn?

Nếu chán ăn là do vấn đề răng miệng hoặc vấn đề sức khỏe, bạn phải đưa chó cưng đến gặp bác sĩ thú y. Nhưng nếu lý do là vấn đề hành vi hoặc môi trường sống thì sao? Hãy cùng tìm hiểu cách trị chó bỏ ăn trong những trường hợp này nhé!

  • Vấn đề liên quan đến thức ăn

    Nếu việc chó cưng chán ăn có liên quan đến thức ăn, bạn không cần phải lo lắng, vì hầu hết mọi chứng chán ăn liên quan đến thức ăn đều có chung một giải pháp. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ vấn đề là gì. Nếu thức ăn bị hỏng, hãy kiểm tra hạn sử dụng và mua thức ăn mới. Nếu bạn định cho chó cưng ăn một loại thức ăn mới, hãy tập cho bé quen dần với thức ăn mới bằng cách trộn thức ăn mới với thức ăn mà chó cưng đang ăn. Giảm dần số lượng thức ăn cũ trong mỗi khẩu phần ăn. Đảm bảo thức ăn không quá nóng cũng không quá lạnh đối với chó cưng. Đơn giản là bạn cần hiểu chính xác vấn đề với thức ăn là gì. Và một khi bạn xác định được vấn đề là gì, bạn sẽ có giải pháp cho vấn đề đó.
     

    Lưu ý: Nếu bạn đã cho chó cưng ăn cùng một loại thức ăn trong một thời gian dài, chó cưng có thể cảm thấy chán ăn. Vì vậy, bạn có thể thay đổi một loại thức ăn mới cho chó cưng, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng nên thực hiện việc này từ từ.

  • Các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc hành vi

    Nếu chó cưng bỏ ăn do thay đổi môi trường hoặc hành vi, bạn cần phải tìm hiểu xem lý do chính xác là gì. Ví dụ: nếu chú chó chỉ thích ăn vào buổi chiều và buổi tối, hãy cố gắng tuân theo lịch trình của bé. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tránh cho chó cưng ăn vào buổi chiều hoặc buổi sáng. Nếu chó cưng không chịu ăn vì những lý do khác như chuyển đến một nơi ở mới, thì quá trình làm cho bé thèm ăn trở lại có thể tốn khá nhiều thời gian. Trên thực tế, bạn thậm chí có thể muốn đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc huấn luyện chó cưng.
     

    Lưu ý: Không nên phạt khi chó cưng không chịu ăn, đặc biệt nếu tình trạng này là do nguyên nhân liên quan đến sức khỏe hoặc vấn đề môi trường sống.

Câu hỏi thường gặp khi chó không chịu ăn

Chó có thể nhịn ăn trong bao lâu?

Nếu chó khỏe mạnh và vẫn uống nước, chúng có thể nhịn ăn tới 5 ngày.

Khi nào nên lo lắng về việc chó không chịu ăn?  

Chó có bỏ ăn khi bị đau không?

Có nên ép chó ăn không?

Tại sao chó uống nước nhưng không ăn gì?

Phiếu đăng ký miễn phí

Nhấp vào bên dưới và đăng ký để nhận phiếu giảm giá miễn phí

Nhận phiếu thưởng
popup bg
Pedigree imagery
Nơi mua

Tìm nhà cung cấp PEDIGREE®